Thị Trường

Top 10 Các Hệ Sinh Thái Crypto Tiềm Năng Nhất Thị Trường Hiện Nay

508

Các hệ sinh thái trong Crypto là một hệ thống bao gồm nhiều sản phẩm kết nối và hỗ trợ lẫn nhau bên trong một Blockchain. Lúc này, mỗi Blockchain giống như một công ty cung cấp cơ sở hạ tầng, đều sẽ muốn phát triển một hệ sinh thái đầy đủ của bản thân.  Cùng tìm hiểu nhé!

NEAR Protocol

Hệ sinh thái NEAR là đứa con tinh thần thứ hai của Alex Skidanov và Illia Polosukhin, đây là hai nhà phát triển có rất nhiều kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực lập trình. Vào tháng 8/ 2018, đội ngũ đã lên ý tưởng và phát triển NEAR Protocol, cho đến ngày 22/ 4/ 2020 NEAR Protocol mới chính thức ra mắt Mainnet của mình.

NEAR Protocol đang hoạt động dựa trên cơ chế đồng thuận của POS kết hợp với việc sử dụng kỹ thuật Sharding (phân mảnh) giúp mở rộng mạng lưới, tốc độ xử lý lên đến 1000 giao dịch mỗi giây, từ đó giúp nâng cao và cải thiện những trải nghiệm cho người dùng. Bên cạnh đó, NEAR Protocol còn hỗ trợ cho các nhà phát triển xây dựng những ứng dụng phi tập trung với mức chi phí khá thấp.

NEAR Protocol là một nền tảng hợp đồng thông minh

Nền tảng NEAR Protocol, NEAR là token chính. Cho tới hiện nay, NEAR đang đứng ở vị trí thứ 24 với mức vốn hoá thị trường lên đến hơn 8 tỷ USD căn cứ theo thống kê trên CoinMarketCap. NEAR có chức năng chính là dùng để thanh toán phí cho hệ thống sử dụng giao dịch, tham gia quản trị hệ sinh thái, chạy node xác thực, lưu trữ dữ liệu và tham gia staking để nhận phần thưởng.

Ngoài ra, có thể kể đến một số sản phẩm đặc biệt của NEAR Protocol như: NEAR SDK, NEAR Wallet, NEAR Explorer, Gitpod cho NEAR, NEAR Command Line Tools. Tính tới thời điểm hiện tại, trên hệ sinh thái của NEAR Protocol đã có hơn 100 dự án đang xây dựng và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hiện nay, hệ sinh thái NEAR đang dần hoàn thiện thêm các mảnh ghép của mình cùng với việc phát triển những mảnh ghép hiện có như: AMM-DEX, Lending & Borrowing, NFTs, DAO, IDO Platform, Stablecoin, Oracle, Gaming.

Trong tương lai, hệ sinh thái của NEAR hướng tới việc phát triển những công nghệ độc đáo nhằm mục đích bảo vệ quyền riêng tư, đồng thời tăng cường các giải pháp bảo mật cho người dùng. Ngoài ra, NEAR Protocol cũng mong muốn sẽ phát triển nhiều dự án hơn nữa trên các mảnh ghép của hệ sinh thái NEAR và xây dựng thêm nhiều cầu nối hơn với các hệ sinh thái khác trong thị trường Crypto.

Hệ sinh thái NEAR Protocol hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các mảnh ghép

Binance Smart Chain (BSC)

Binance Smart Chain (BSC) đã ra mắt blockchain riêng của mình vào năm 2019 với tên gọi là Binance Chain. Tuy nhiên vì Binance Chain chỉ chủ yếu tập trung vào việc chuyển đổi và giao dịch tài sản blockchain nên đã khiến Binance Chain gặp một số hạn chế.

Đến tháng 4/2020, đội ngũ dự án đã tạo ra một blockchain khác chạy song song với Binance Chain có tính năng của hợp đồng thông minh và tương thích được với Ethereum thông qua cơ chế EVM, từ đó Binance Smart Chain (BSC) cũng được ra đời.

Vào cuối năm 2020, nền tảng blockchain Binance Smart Chain (BSC) đã công khai ra đời. Nền tảng này được xây dựng và phát triển bởi chính Binance – đây là một trong những sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất hiện nay do Changpeng Zhao (CZ) điều hành.

BSC được xây dựng và phát triển bởi Binance

BSC được xây dựng dựa trên cơ chế Ethereum Virtual Machine (EVM) của Ethereum và cơ chế đồng thuận Proof of Staked Authority (PoSA). Đồng thời BSC chạy song song với nền tảng Binance Chain cũng cho phép mỗi người dùng được tận dụng cả hai ứng dụng: khả năng giao dịch trên Binance Chain và chức năng hợp đồng thông minh trên BSC một cách tốt nhất. Ngoài ra, điều này cũng giúp cho các dự án được xây dựng trên nền tảng Ethereum có thể dễ dàng chuyển sang BSC.

BSC không phát hành token riêng cho mình mà thay vào đó, nó sử dụng Binance Token (BNB) do sàn Binance phát hành. Hiện tại, dựa theo thống kê trên CoinMarketCap, Binance Token (BNB) đang đứng vị thứ 4.

Token BNB được sử dụng để người dùng thanh toán phí giao dịch trên Binance.com, Binance Chain, Binance DEX. Ngoài ra nó cũng được sử dụng để trả phí gas cho việc triển khai hợp đồng thông minh trên BSC. Đến cuối năm 2021, BNB đã trở thành token có vốn hoá lớn thứ 2 trên thị trường với mức tăng lên đến 1.700% chỉ sau Ethereum.

Tính tới thời điểm hiện tại trên hệ sinh thái của Binance Smart Chain đã có hơn 200 dự án xây dựng và phát triển. Có thể kể đến một số ứng dụng xây dựng trên hệ sinh thái BSC như: Infrastructure & Tooling, NFT, DeFi (AMM-DEX, Lending & Borrowing, Yield, Stablecoin, Insurance, IDO/ Laundpad), GameFi & Metaverse.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được BSC là một trong những hệ sinh thái có tốc độ phát triển cao và tích hợp đầy đủ các mảnh ghép một cách toàn diện.

Trong tương lai, hệ sinh thái BSC kỳ vọng xây dựng một blockchain có tốc độ cao và kết nối các blockchain trên thị trường với nhau nhằm tạo sự lưu thông giữa các loại tài sản một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Ngoài ra, thông qua việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), BSC cũng mong muốn có thể kết nối giữa không gian kỹ thuật số với thế giới thực.

Binance Smart Chain công khai ra đời vào cuối năm 2020

Solana

Để hình thành lên hệ sinh thái Solana, Anatoly Yakovenko đã nhận ra mặt hạn chế khi sử dụng thuật toán PoW. Do đó, đến tháng 11/ 2017, Anatoly Yakovenko đã cho ra đời một bản Whitepaper để mô tả thuật toán mới PoH – đây là một thuật toán đồng thuận xác minh thứ tự và thời gian giao dịch và so với thuật toán cũ, nó mang lại kết quả gấp 1000 lần.

Ngày 13/02/2018, Greg Fizgerald – một người đã từng làm việc với Anatoly đã triển khai Whitepaper của Anatoly, sau đó đưa dự án lên Github dưới tên Silk. Ngày 28/03 đội ngũ đã thành lập tổ chức Solana Github và đổi tên Silk thành Solana. Đến tháng 04/ 2020, giao thức Solana và token SOL đã được chính thức phát hành ra công chúng.

Nền tảng blockchain Solana là một nền tảng mã nguồn mở với mục đích hỗ trợ các hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung với hiệu suất cao. Đây là một mạng lưới giúp kết nối các blockchain riêng lẻ với nhau và thông qua việc sử dụng POH (hệ thống tự động xác định thời gian giao dịch) kết hợp với PoS (Cơ chế đồng thuận Proof of Stake), Solana sẽ có thể tăng thông lượng và khả năng mở rộng.

Thêm một điều đặt biệt nữa là thuật toán đồng thuận PoH sẽ giúp tăng cường mạng lưới phát triển các bản ghi, qua đó giúp cho việc theo dõi các giao dịch trở nên dễ dàng hơn. Nền tảng Solana cung cấp rất nhiều công nghệ mới và độc đáo nhằm hướng tới việc cải thiện tốc độ giao dịch, giúp người dùng được trải nghiệm khả năng mở rộng cao hơn. Đồng thời Solana còn hỗ trợ cho mỗi người tham gia 50.000 (TPS) số lượng giao dịch xử lý/ giây.

Token chính của Solana là SOL. Hiện token này đang đứng top 5 trên thị trường với mức vốn hoá thị trường lên tới hơn 46 tỷ USD dựa theo thống kê của CoinMarketCap. Ứng dụng của SOL là để giúp bạn Staking, trả phí giao dịch và quản trị trong hệ sinh thái.

SOL là token chính của nền tảng Solana

Tính tới thời điểm hiện tại đã có hơn 897 dự án với nhiều đối tác lớn đang có những dự án xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái của Solana. Các dự án này thuộc nhiều lĩnh vực với đa dạng các mảnh ghép như: Serum, Audius, Raydium, The Graph,…

Bên cạnh đó, có một số mảnh ghép nổi bật vẫn luôn góp phần vào sự phát triển của Solana Ecosystem hiện nay như: AMM-DEX, Insurance, Wallet, Stablecoin, Lending & Borrowing, Oracles, NFTs, IDO Platform, Infrastructure.

Có thể nói năm 2021 đối với hệ sinh thái Solana là một năm hoàn toàn lột xác. Số lượng dự án được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái Solana đã tăng trưởng một cách vượt bậc so với đầu năm, tập trung chủ yếu vào hai mảng là NFT và DeFi.

Thời gian tới, hệ sinh thái Solana có định hướng sẽ mang đến một nền tảng cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phi tập trung, đồng thời làm tăng thêm hiệu suất các giao dịch đặt lệnh tự động, làm giảm chi phí giao dịch và cho phép thông lượng giao dịch, tăng tỷ lệ thuận với băng thông mạng.

Hệ sinh thái Solana có nhiều công nghệ mới và độc đáo

Cardano

Vào năm 2015, Cardano chính thức được thành lập bởi Chales Hoskinson để thay thế cho cơ chế Proof of Work và Ethereum 2.0. Dự án Cardano đã trải qua 4 giai đoạn ICO tính từ tháng 9/ 2015 đến tháng 1/2017. Vào năm 2017, thông qua hoạt động ICO, Cardano đã thành công gọi vốn và nhận về 60 triệu USD.

Cardano hiểu đơn giản là một nền tảng blockchain phi tập trung, mã nguồn mở, đồng thời là blockchain thế hệ thứ ba có sử dụng cơ chế đồng thuận mới của Ouroboros Proof of Stake. Sự ra đời của Cardano nhằm mục đích khắc phục những mặt hạn chế của Bitcoin và Ethereum.

Cardano tập trung chủ yếu vào phát triển tính bền vững, tính minh bạch và khả năng mở rộng. Hệ sinh thái này cung cấp một cơ sở hạ tầng hoàn thiện, công bằng, luôn cho phép mọi nhà phát triển có thể tạo ra hợp đồng thông minh để xây dựng và phát triển ứng dụng mà không cần lo lắng đối với vấn đề bảo mật.

ADA là token chính có vai trò đại diện cho nền tảng Cardano. Mặc dù thị trường tiền mã hóa hiện nay có tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng với sự ra đời của nhiều dự án, tuy nhiên ADA token vẫn luôn giữ được phong độ của mình khi luôn nằm trong top 10 trên nền tảng CoinMarketCap với mức vốn hoá thị trường lên đến hơn 42 tỷ USD. Token ADA được sử dụng cho nhiều mục đích như để thanh toán phí giao dịch trên Cardano hoặc Staking,…

Token chính thức đại diện cho Cardano là token ADA

Cho tới hiện nay đã có hơn 150 dự án được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái của Cardano với nhiều lĩnh vực như: AMM-DEX, Lending, LaunchPad, Bridge, Oracle, NFT, Gaming, Wallet, Payment, Stablecoin, Aggregator.

Năm 2021 có thể coi là một năm phát triển vượt bậc đối với hệ sinh thái Cardano nhờ sự ra đời của rất nhiều Mainnet và Testnet. Vào cuối năm 2021, nền tảng Cardano đã tăng trưởng gấp 9 lần với mức vốn hoá là 44 tỷ USD.

Mục tiêu phát triển của Cardano là hướng tới cung cấp một cơ sở hạ tầng phát triển toàn diện, an toàn và đáng tin cậy cho các ứng dụng tài chính trên toàn cầu. Nền tảng này cung cấp tính năng của hợp đồng thông minh vô cùng độc đáo với việc sử dụng hệ thống quản trị dân chủ nhằm cho phép các dự án phát triển và tự cấp vốn bằng hệ thống ngân quỹ.

Hiện nay, mục đích chính của Cardano là phát triển mạng lưới trở thành một nơi cho phép mỗi nhà phát triển có thể thỏa sức xây dựng DApp trên hệ sinh thái Cardano.

Cardano hướng tới phát triển một cơ sở hạ tầng toàn diện và an toàn

Terra

Terra được tạo ra bởi Terraform Labs, đây là một blockchain có trụ sở chính tại Hàn Quốc và được thành lập bởi Daniel và Kwon. Vào tháng 1/ 2018, Terra bắt đầu phát triển và đến tháng 4/ 2019 blockchain này chính thức được ra mắt.

Terra là một mạng lưới tài chính phi tập trung nhằm mục đích xây dựng lại hệ thống thanh toán truyền thống trên blockchain. Đây là một giao thức blockchain Layer-1 trong hệ sinh thái Cosmos hướng tới việc tạo ra một hệ sinh thái tài chính tập trung vào thanh toán mà vẫn có thể tương tác với nền kinh tế ở thế giới thực.

Nền tảng này cung cấp cơ chế đảm bảo sự ổn định về giá trên Stablecoin, tại Terra luôn có sự kết hợp ổn định về giá cũng như chấp nhận rộng rãi các loại tiền tệ Fiat cùng khả năng chống kiểm duyệt của Bitcoin. Bên cạnh đó nền tảng Terra còn triển khai một bộ Stablecoin phi tập trung theo thuật toán để có thể mang DeFi đến gần hơn với công chúng.

Token chính của hệ sinh thái Terra là LUNA. Token này cho phép các nhà đầu tư sở hữu chúng có thể giao dịch và đầu tư vào dự án, đồng thời, LUNA hiện cũng là token có nguồn vốn hoá lớn nằm trong top 10 trên thị trường. Theo thống kê trên CoinMarketCap, LUNA có mức vốn hoá ở thời điểm hiện tại lên tới hơn 29 tỷ USD.

Trong hệ sinh thái Terra, LUNA là token chính

LUNA có thể được sử dụng để tham gia vào việc bình ổn giá cho các Stablecoin, mint Terra Stablecoin, thanh toán phí cho việc phát hành và đốt stablecoin. Ngoài ra, LUNA cũng được sử dụng để Staking, trả phí giao dịch và quản trị.

Một số mảnh ghép của Terra Ecosystem có thể kể đến như: AMM-DEX, Launchpad, Insurance, Infrastructure/Data, Lending, Yield Farming, Synthetic Assets, Wallet, Saving/Payment.

Bên cạnh đó, Terra Ecosystem còn cung cấp một số ứng dụng như: Paywith, Alice Finance, Kash, LoTerra, Spar Protocol,…

Hiện nay, trên hệ sinh thái của Terra có hơn 70 dự án đang được xây dựng và phát triển. Mặc dù so với các blockchain Layer 1 khác như Bitcoin, Ethereum, số lượng dự án này còn khá ít, nhưng điều đáng chú ý là bằng cách tập trung vào Stablecoin, Terra đã thiết lập thành công vị trí của mình trong thế giới DeFi.

Vào cuối năm 2021, nền tảng Terra đã được mở rộng và phát triển gần như trên hầu hết các mảnh ghép của hệ sinh thái, từ đó Terra đã vươn mình trở thành người dẫn đầu trong thị trường Gaming tại Hàn Quốc. Trong tương lai, Terra đang cố gắng nỗ lực để có thể trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ thanh toán Stablecoin và tập trung phát triển các ứng dụng có thể thanh toán xuyên lục địa.

Có nhiều dự án đang được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái của Terra

Polkadot

Polkadot là một dự án được Web 3 Foundation hỗ trợ và được thành lập vào giữa năm 2017 bởi Gavin Wood – người đã tạo ra Kusama cũng là người đồng sáng lập ra nền tảng Ethereum. Đến tháng 7/ 2018, Polkadot đã triển khai Parachain đầu tiên của mình. Tháng 5/ 2020, Polkadot chính thức được ra mắt với trạng thái ban đầu.

Theo cách hiểu đơn giản nhất, Polkadot là một công nghệ mạng lưới blockchain đa chuỗi (Hay còn gọi là Multi – Chain), không đồng nhất (Heterogeneous) và có khả năng mở rộng, luôn cho phép sự kết nối cũng như trao đổi giữa các blockchain riêng lẻ với nhau.

Bằng việc cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh, Polkadot sẽ giúp cho các tài khoản blockchain có thể nâng cấp mà không cần phải hardfork, đồng thời cho phép người dùng có thể xây dựng cho mình những blockchain riêng trên hệ thống của Polkadot. Nhờ vào công nghệ cốt lõi nhất trong hệ sinh thái Polkadot là Multi – Chain mà tốc độ xử lý giao dịch của nền tảng này nhanh gấp 100 lần so với các DApp riêng lẻ.

Polkadot là một Multi – Chain (công nghệ mạng lưới blockchain đa chuỗi)

DOT chính là token gốc trong hệ sinh thái Polkadot. Đây cũng là một trong những token có giá trị nhất thị trường Crypto. Hiện nay DOT token đang giữ vị trí top 10 với mức vốn hoá lên đến hơn 23 tỷ USD căn cứ theo thống kê trên CoinMarketCap.

Về ứng dụng cụ thể, DOT được dùng với mục đích chuyển nhượng, Staking, quản trị, đấu giá Parachain và Crowloan.

Theo số liệu thống kê, các mảnh ghép trong hệ sinh thái Polkadot khá hoàn thiện với trên 470 dự án cùng đa dạng các lĩnh vực được xây dựng trên hệ sinh thái của Polkadot bao gồm: Wallet, DAO, Bridge, Oracle, NFT, Data, DeFi, Privacy, Gaming, Identity, IOT, SmartContracts, Crowdloan, Hiring, Exchange, Scaling, CeFi, Auction.

Ngoài ra, có thể kể đến một số dự án Polkadot nổi bật như: Acala Network, Clover Finance, Edgeware, Mạng Plasm, Moonbeam Network, Kilt Protocol,…

Polkadot là một trong những mảnh ghép quan trọng giúp các blockchain có thể tương tác với nhau. Về cơ bản, trong năm 2021, Polkadot đã gần như hoàn thành xong việc xây dựng hệ sinh thái cho riêng mình. Trong tương lai, Polkadot kỳ vọng sẽ tạo ra một “Decentralized Web” mà có thể hợp tác và hỗ trợ cho các blockchain khác, qua đó góp phần mở rộng mạng lưới DeFi Cross – Chain.

Polkadot gần như đã hoàn thành xong việc xây dựng hệ sinh thái riêng vào năm 2021

Avalanche

Avalanche là một nền tảng hợp đồng thông minh với mã nguồn mở có hiệu suất cao. Mục tiêu của nền tảng này là để khởi chạy những ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) và triển khai các blockchain doanh nghiệp trong một hệ sinh thái mà có thể tương tác, tùy chỉnh với khả năng mở rộng cao.

Bên cạnh đó, Avalanche cũng là nền tảng hợp đồng thông minh đầu tiên có thể hoàn tất một giao dịch trong chưa đến một giây. Hệ sinh thái này được xây dựng và phát triển dựa trên cơ chế đồng thuận của PoS kết hợp với cơ chế Snow Protocol, đồng thời tích hợp cả ba blockchain là : X-Chain, C-Chain, P-Chain.

Token nền tảng của Avalanche là AVAX. Token này hiện đang đứng vị trí thứ 11 trên thị trường với mức vốn hoá hơn 20 tỷ USD (theo thống kê trên CoinMarketCap). AVAX token được sử dụng với những mục đích như: Staking, trả phí giao dịch và tham gia vào quản trị hệ sinh thái.

AVAX là token nền tảng của Avalanche

Từ tháng 9/2020, Avalanche mới chính thức đi vào hoạt động tại Hoa Kỳ bởi nhóm Ava Labs. Dự án đã huy động được 6 triệu USD trong các vòng gọi vốn và 48 triệu USD sau các đợt mở bán token.

Hiện nay, hệ sinh thái Avalanche đang hoàn thiện các mảnh ghép của mình với trên 150 dự án được xây dựng và phát triển trong hệ sinh thái. Có thể kể đến một số mảnh ghép trên Avalanche Ecosystem như: Infrastructure, Oracle, AMM-DEX, Tooling, DeFi, NFT, Game.

Đặc biệt, năm 2021 là một năm phát triển đầy mạnh mẽ của hệ sinh thái Avalanche với số lượng người dùng ngày càng tăng, với nhiều đối tác là các công ty và tổ chức lớn. Một số dự án lớn được xây dựng trên hệ sinh thái của Avalanche bao gồm: Simba Chain, OIN Finance, The Blocknet, Avalanche – Ethereum Bridge, ShushiSwap,…

Trong thời gian tới, mục tiêu của Avalanche là tạo ra một thị trường tài chính toàn cầu thống nhất và toàn diện, cho phép mỗi người dùng có thể khởi chạy hoặc giao dịch bất kỳ loại tài sản nào. Khi đó, bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh và các công nghệ tiên tiến, người dùng sẽ có thể kiểm soát tài sản mà không cần đến sự can thiệp của bên thứ ba.

Hệ sinh thái Avalanche đang ngày càng hoàn thiện các mảnh ghép của mình

Ethereum

Năm 2013, Vitalik Buterin đã đề cập và mô tả về Ethereum trong một văn bản của mình nhằm mục đích xây dựng các ứng dụng phân quyền. Vào đầu năm 2014, dự án phần mềm Ethereum chính thức được phát triển. Đồng thời trong thời gian này, Vitalik Buterin cũng thông báo Ethereum được phát triển bởi Ethereum Foundation – một tổ chức phi lợi nhuận. Đến ngày 30/07/2015, Ethereum đã chính thức ra mắt Blockchain của mình.

Vậy Ethereum là gì? Đây là một nền tảng mã nguồn mở được xây dựng cũng như hoạt động dựa trên công nghệ blockchain. Đây là một hệ thống phi tập trung có chức năng Smart Contract (hợp đồng thông minh) với mục tiêu giúp cho các giao dịch và thỏa thuận tài chính được xác minh, lưu trữ hoàn toàn bằng phần mềm mà không cần đến sự can thiệp của bên thứ ba.

Sự ra đời của Ethereum sẽ giúp khắc phục một số nhược điểm của Bitcoin về phí giao dịch và thời gian thanh toán. Dự án Ethereum không chỉ cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh, các ứng dụng phi tập trung mà còn cho phép các nhà phát triển được xây dựng các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO).

Để hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái Ethereum, các nhà phát triển đã nghiên cứu và cho ra đời token Ether (ETH). Trên CoinMarketCap, token của Ethereum hiện đang đứng vị trí thứ 2 với vốn hoá thị trường khoảng 370 tỷ USD. Token Ether được sử dụng để chi trả các khoản phí giao dịch và dịch vụ thanh toán trong mạng lưới của hệ sinh thái Ethereum.

Token ETH đã ra đời trên cơ sở hỗ trợ phát triển bền vững hệ sinh thái Ethereum

Có thể thấy, các mảnh ghép trên hệ sinh thái của Ethereum hiện tại đã phát triển khá đầy đủ và hoàn thiện. Trong thị trường Crypto, đây được coi là một trong những hệ sinh thái thành công nhất với sự phát triển của hơn 3.000 DApp. Một số mảnh ghép của hệ sinh thái Ethereum bao gồm: DeFi, Infrastructure, Scaling, Centralized Exchanges, NFT, Data/Analytics, Events, Auditors, Corporate Testing.

Mặc dù còn tồn tại khá nhiều hạn chế về phí giao dịch, nhưng với tư cách là một trong những hệ sinh thái tiên phong trong lĩnh vực tiền mã hoá, Ethereum vẫn luôn cố gắng nỗ lực và phát triển mỗi ngày.

Hiện tại, hệ sinh thái ETH đang hướng tới mục tiêu trở thành một nền tảng toàn cầu dành cho các ứng dụng phi tập trung, nhằm cho phép người dùng có thể viết và chạy những phần mềm có khả năng loại trừ sự kiểm duyệt từ cơ quan trung ương, đồng thời chống gian lận vàloại bỏ sự can thiệp từ bên thứ ba.

Ethereum có mục tiêu trở thành nền tảng toàn cầu trên ứng dụng phi tập trung

Flow

Năm 2017, bằng cách cho ra đời trò chơi Cryptokitties, Dapper Labs đã bắt đầu cuộc cách mạng NFT. Thành công của trò chơi này đã dẫn đến nhiều sự tắc nghẽn trên mạng lưới của Ethereum, khiến cho phí giao dịch của Ethereum ngày càng cao. Để giải quyết vấn đề, Dapper Labs đã ra đời Flow Ecosystem. Từ tháng 5/2019, Flow đã bắt đầu được xây dựng Whitepaper và đến tháng 10/ 2020, Flow Ecosystem chính thức ra đời.

Flow là một blockchain Layer-1 được tạo ra bởi Dapper Labs cùng khả năng mở rộng cao, cung cấp các giao dịch nhanh chóng với mức chi phí thấp. Hệ sinh thái Flow thường tập trung vào các mảng DApps mang tính ứng dụng cao như các lĩnh vực về nghệ thuật, âm nhạc hay trò chơi,…

Sự ra đời của Flow là để hướng tới việc giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng mà không cần đến các kỹ thuật Sharding, đồng thời sử dụng kiến trúc đa vai trò để mang lại những cải tiến vượt bậc về tốc độ. Nền tảng Flow cho phép các nhà phát triển xây dựng doanh nghiệp và DApp hỗ trợ tiền mã hoá. Điều này giúp người dùng có thể dễ dàng kiểm soát dữ liệu riêng của họ trong khi xây dựng các ứng dụng trên Flow cũng như cho phép tạo ra các tài sản kỹ thuật số và xây dựng nền kinh tế mở được làm chủ bởi người dùng.

Flow cho phép nhà phát triển được xây dựng doanh nghiệp và DApps hỗ trợ tiền mã hoá

FLOW được coi là token chính trên nền tảng Flow. Đây là token độc quyền trong hệ sinh thái Flow và được dùng với một số chức năng chính như: Tham gia biểu quyết trong hệ sinh thái, Staking, quản trị các giao thức trong tương lai và trả phí giao dịch. Hiện FLOW token đang đứng vị trí thứ 54 với vốn hoá thị trường hơn 2 tỷ USD (theo thống kê trên CoinMarketCap).

Flow Blockchain có một số sản phẩm độc đáo như: Cadence, Flow JavaScript SDK, Flow Playground, Flow Go SDK,… Tính tới thời điểm hiện nay, đã có hơn 300 dự án xây dựng và phát triển trên Flow Ecosystem.

Flow là một hệ sinh thái bao gồm những mảnh ghép tiêu biểu như: DeFi (AMM-DEX, Lending-Borrowing, Stablecoin), NFT, Infrastructure (Oracle, Wallet, Explore), Games & Collectibles.

Có thể nhận thấy, trên hệ sinh thái Flow, các mảnh ghép vẫn còn khá ít bởi đây vẫn là một hệ sinh thái khá mới mẻ và đang trong quá trình phát triển. Năm 2021 là một năm bùng nổ của hệ sinh thái Flow với hơn 675 dự án đang hoạt động trên các lĩnh vực đa dạng, nổi bật nhất là sự ra đời của dự án NBA Topshot.

Trong thời gian tới, Flow có định hướng tích hợp thêm nhiều mảnh ghép nhằm mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái Flow hoàn thiện hơn nữa trong tương lai.

Flow Playground là một trong những sản phẩm độc đáo của hệ sinh thái Flow

Celo

Năm 2017, khi Whitepaper đầu tiên được ra mắt cũng là lúc dự án Celo bắt đầu. Một thời gian sau, vào tháng 7/2019, đội ngũ đã ra mắt mạng thử nghiệm đầu tiên với tên gọi là Alfajores (mạng dành cho các nhà phát triển DApp). Đến tháng 12/ 2019, đội ngũ lại tiếp tục cho ra mắt mạng thử nghiệm dành cho những nhà khai thác node.

Sau đó, ngày 22/02/2020, Mainnet chính thức đã được ra mắt. Kể từ khi ra mắt đến nay, Celo đã hỗ trợ cho trên 1000 dự án từ hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Là một nền tảng blockchain phi tập trung, Celo được xây dựng nhờ sự kết hợp giữa cơ chế đồng thuận PoS và tương thích với máy ảo của hệ sinh thái Ethereum. Điều này cho phép những DApp được xây dựng trên nền tảng của Ethereum có thể triển khai và hoạt động trên Celo một cách đơn giản và nhanh chóng.

Celo là một nền tảng blockchain phi tập trung

Ngoài ra, trên thị trường Crypto, Celo là một nền tảng blockchain mở đầu tiên dành cho các thiết bị di động (Mobile Blockchain). Nền tảng này thường sử dụng số điện thoại làm khóa công khai và xác minh trong giao dịch. Khi sử dụng Celo, bạn sẽ có thể gửi tiền, truy cập vào các dịch vụ tài chính phi tập trung hoặc thanh toán bằng tiền mã hoá chỉ với một chiếc điện thoại thông minh.

CELO là token chính của hệ sinh thái Celo. Hiện token này đang đứng ở vị trí thứ 68 với mức vốn hoá lên đến hơn 1 tỷ USD (theo thống kê trên CoinMarketCap). CELO được sử dụng để Staking, trả phí giao dịch và tham gia vào quản trị.

Celo token hiện đang có mức vốn hóa trên thị trường khá cao

Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 113 dự án được xây dựng trong hệ sinh thái Celo, trong đó có một số sản phẩm nổi bật như: Valora, UbeSwap, Ví Celo, Moola,…

Tuy nhiên, Celo vẫn còn là một trong các hệ sinh thái Crypto mới và đang trong quá trình hoàn thiện cùng một số mảnh ghép đặc biệt như: AMM-DEX, Bridge, NFTs/Gaming, Lending & Borrowing, Launchpad, Infrastructure/Data, Wallet.

Trong tương lai, Celo đang hướng tới việc trở thành một nền tảng phi tập trung được vận hành cũng như phát triển bởi những cộng đồng lớn, với mục tiêu ngày càng có thể tiếp cận được thêm với nhiều người dùng điện thoại di động tham gia vào Celo. Đồng thời, nền tảng này cũng mong muốn phát triển một ví điện tử với đầy đủ các tính năng, giúp người dùng có thể tiếp cận với thị trường Crypto một cách dễ dàng hơn.

Hệ sinh thái Celo còn khá mới mẻ và đang trong quá trình hoàn thiện

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các hệ sinh thái trong Crypto. Qua việc phân tích những lợi ích và hạn chế khi lựa chọn đầu tư vào một hệ hay nhiều hệ, hy vọng bạn sẽ có thể đưa ra được phương án đầu tư chính xác nhất cho mình. Hãy theo dõi ngay website của chúng tôi để cập nhật thêm những tin tức mới nhất của nền tảng này trong tương lai bạn nhé!

0 ( 0 bình chọn )

Timebucks – Kiếm Tiền Online Không Giới Hạn

https://timebucks.vn
Hướng dẫn đăng ký tài khoản, kiếm tiền với Timebucks bằng cách xem quảng cáo, làm khảo sát, ... cách rút tiền từ Timebucks về tài khoản ngân hàng. Website:.timebucks.vn

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm