“Bà Tân Vlog”, “Giang ơi”, “JVevermind”,.. là những cái tên Youtuber cực kỳ quen thuộc với hàng nghìn fan hâm mộ trên mạng xã hội video lớn nhất thế giới. Được trải nghiệm làm nhiều thứ, tự mình đưa ra quyết định cùng với thù lao lên đến hàng trăm triệu, đây quả là một công việc quá tuyệt vời phải không? Vậy Youtuber là gì? Những Youtubers này kiếm tiền bằng cách nào? Liệu phía sau hình ảnh hào nhoáng, có những góc khuất gì của nghề nghiệp tưởng chừng như nhàn hạ, không có áp lực này? Cùng khám phá ngay qua bài viết dưới đây!
Youtuber là gì?
Như các bạn đã biết, Youtube được biết đến như là một website, một mạng xã hội chia sẻ các video vô cùng nổi tiếng trên thế giới của công ty Google. Một khi người dùng đã tham gia vào Internet thì không ai là không biết đến Youtube cả, tất nhiên là ngoại trừ những quốc gia chủ động chặn ra.
Vậy, youtube là gì? Youtube là một website, một nền tảng chia sẻ video, là nơi người dùng có thể đăng lên và tải về máy tính hoặc điện thoại những đoạn video clip thú vị. Được ra đời vào khoảng giữa tháng 2/2005 bởi 3 thành viên cũ của PayPal và được Google mua lại với giá là 1,65 tỷ USD vào tháng 11 năm 2006, cho đến nay thì Youtube đã “bùng nổ”, xuất hiện ở khắp các “hang cùng ngõ hẻm” và là một nền tảng lưu trữ nội dung video lớn nhất trên toàn thế giới.
Trang web này sẽ cho phép bạn xem, xếp hạng, chia sẻ, thêm vào mục yêu thích, nhận xét và báo cáo các video. Nội dung có sẵn trên Youtube sẽ bao gồm video âm nhạc, đoạn chương trình, đoạn giới thiệu các bộ phim, bản ghi âm, và một số video sáng tạo khác. Mỗi ngày, Youtube thu hút được hơn 30 tỉ lượt người xem và cứ trung bình mỗi phút thì lại có thêm 300 giờ video được cập nhật.
Nhận thấy tiềm năng kinh doanh cực lớn từ “mỏ vàng” Youtube, rất nhiều bạn trẻ đã coi việc lập ra các kênh cá nhân cùng những video tự quay bằng những chiếc smartphone, máy ảnh kỹ thuật số,.. là một chiếc cần câu giúp họ kiếm được thu nhập khủng mà ngày nay người ta vẫn thường gọi nghề ấy là Youtuber.
Vậy thì Youtuber là gì?
Nếu như những người chơi game chuyên nghiệp người ta gọi là Gamer, những người thiết kế (design) thì người ta gọi là designer… thì những người làm video đăng tải trên Youtube người ta gọi là Youtuber.
Bạn cũng có thể hiểu một cách đơn giản Youtuber chính là người làm ra những đoạn video và up lên Youtube để tất cả mọi người cùng xem và có thể kiếm tiền thông qua video đó.
Vậy Youtuber là một nghề của những người có tư duy sáng tạo nội dung và chuyên sản xuất, chia sẻ video trên Youtube. Người làm Youtuber sẽ phải tự quay video, clip của chính mình để có thể chia sẻ những quan điểm trong cuộc sống, những kinh nghiệm, tin tức, đánh giá về các sản phẩm tiêu dùng,… Bất cứ thứ gì có nhiều người quan tâm thì sẽ có nhiều Youtuber làm về nội dung ấy.
Ban đầu, có thể là họ (những Youtuber) chỉ up những video lên với mục đích giải trí thôi, đa số đều là như vậy. Nhưng về sau, khi họ đã nhận thấy tiềm năng rất lớn từ Youtube và cảm thấy rằng mình “hợp duyên”, được nhiều người quan tâm ủng hộ nên họ sẽ quyết định làm việc toàn thời gian với Youtube.
Nếu như trước đó (kể từ thời điểm năm 2014 trở về trước), khi nói đến cụm từ kiếm tiền online hay việc kiếm tiền trên Youtube, nhiều người thường chỉ biết cười khẩy, cho rằng đó là công việc không hề thực tế, là lừa đảo… thì cho đến thời điểm hiện tại, nó lại đang là công việc mơ ước của nhiều người.
Rất nhiều Youtuber thậm chí còn đạt được sự giàu có hơn cả những người kinh doanh buôn bán bất động sản được gọi là thành công, số tiền mà họ kiếm được là không giới hạn. Chỉ cần luôn sáng tạo không ngừng và không ngừng trao tặng giá trị cho người xem là được.
Thu nhập của các Youtubers đến từ đâu?
Ban đầu thì nguồn thu nhập chính mà các Youtuber nhận được từ Youtube sẽ là thông qua Google Adsense (mạng quảng cáo của Google). Tức là bạn sẽ được trả tiền từ những lượt hiển thị, lượt click vào xem quảng cáo trên các video của bạn.
Điều kiện tối thiểu để có thể bật được chức năng kiếm tiền trên các video (tức là tham gia vào trang mạng Google Adsense) là kênh của Youtuber đó cần phải có lượng đăng ký (subcribe) từ 1000 người trở lên và lượng giờ xem trên kênh là từ 4000 giờ.
Còn bây giờ thì có thêm các hình thức khác nữa như là tiền hội viên, tức là các Youtube có thể lập ra các nhóm ẩn, chỉ có những người nào đã đóng tiền tham gia hội viên thì mới được tham gia, hoặc có thể hiển thị công khai nhưng hội viên cũng sẽ có những đặc quyền nhất định. Mức giá tham gia vào hội viên sẽ do các Youtuber quyết định.
Ngoài ra thì hiện nay còn có rất nhiều hình thức kiếm tiền khác, khi kênh Youtube của bạn đã phát triển lớn mạnh thì sẽ có các nhãn hàng, các doanh nghiệp, công ty…. liên hệ để quảng cáo. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp đặt các link tiếp thị liên kết hoặc review về sản phẩm cho đối tác. Nói chung là có rất nhiều cách kiếm tiền nếu như kênh Youtube của bạn có nhiều lượt theo dõi.
Sau đó thì các Youtuber sẽ có thêm những phần thưởng đến từ Youtube khi đạt được những thành tựu nhất định. Tất nhiên đây cũng chỉ là những món quà tinh thần thôi chứ không có nhiều giá trị về kinh tế
- Nút bạc Youtube nếu kênh Youtube của bạn đạt từ 100 ngàn lượt đăng ký.
- Nút vàng Youtube nếu kênh Youtube của bạn đạt từ 1 triệu lượt đăng ký.
- Nút kim cương Youtube nếu kênh Youtube của bạn đạt từ 10 triệu lượt đăng ký.
- Nút ruby YouTube nếu kênh Youtube của bạn của bạn đạt số lượng 50 triệu người đăng ký.
- Nút kim cương đỏ YouTube nếu kênh Youtube của bạn bạn đạt số lượng 100 triệu người đăng ký.
Tất cả các hình thức kiếm tiền cho một Youtuber
Sử dụng Adsense (trang mạng quảng cáo của Google)
Đây là một trong những cách kiếm tiền từ Youtube thông dụng nhất.
- Ưu điểm: Dễ cài đặt áp dụng theo từng video. Và cũng dễ dàng sắp xếp cho từng video.
- Nhược điểm: Các trình chặn quảng cáo sẽ có thể loại bỏ dạng kiếm tiền này. Doanh thu cũng khá là thấp ở Việt Nam.
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Ví dụ, bạn liên kết với kênh bán hàng Amazon hoặc tham gia các mạng tiếp thị liên kết khác ví dụ như Accesstrade (rất nổi tiếng ở Việt Nam). Bạn giới thiệu sản phẩm và sau đó dẫn 1 link đến sản phẩm đó.
Mỗi khi có một người dùng nhấn vào link rồi chọn mua sản phẩm đó, bạn sẽ nhận được 4 – 10% giá trị món hàng đó. Hay nói một cách khác là bạn sẽ có thể ăn tiền hoa hồng trên mỗi sản phẩm bán được.
- Ưu điểm: Chỉ cần gắn link, giới thiệu những sản phẩm đó trong video.
- Nhược điểm: Đôi khi cần phải đăng kí với bên tiếp thị liên kết. Nếu video đó được nổi tiếng, có thể bị các SBlocker (Người tạo phân đoạn SponsorBlock) tạo các phân đoạn. Điều này không quá nguy hiểm, lấy ví dụ như là Linus Tech Tips.
Và còn một nhược điểm khác của hình thức tiếp thị liên kết này nữa là, ví dụ bạn đang muốn tiếp thị cho một sản phẩm đó rất thành công, nhưng đột nhiên bên nhà cung cấp lại thay đổi chính sách hoa hồng, hoặc ngừng sản xuất… hoặc vì bất kỳ một lý do nào đó mà bạn không thể tiếp thị cho sản phẩm đó được nữa.
Lúc này công sức mà bạn bỏ ra cho sản phẩm đó sẽ lại đổ xuống sông xuống bể.
Bán sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng mình
Bạn cũng có thể tạo ra sản phẩm (vật phẩm, khóa học, sách, ebook….) rồi dán các đường link bên dưới để người xem video chọn mua.
- Ưu điểm: “Cây nhà lá vườn” nên không cần phải chờ xét duyệt. 100% doanh thu đều là của bạn, giá thành cũng sẽ do bạn quyết định.
- Nhược điểm: Nếu video đó trở nên nổi tiếng, có thể bị các SBlocker tạo phân đoạn.
Trao đổi sản phẩm
Hình thức này gần giống như tiếp thị liên kết vậy. Chỉ có điều khác là nhà cung cấp sản phẩm sẽ đưa sản phẩm cho bạn để sử dụng Free. Việc của bạn chính là review sản phẩm đó trong video mà thôi.
- Ưu điểm: Bạn sẽ được sử dụng sản phẩm đó thoải mái. Không cần phải tốn tiền mua. Nhất là trong những lúc cần thiết thì sản phẩm đó thật là tuyệt vời!
- Nhược điểm: Bạn phải giải thích được mục đích sử dụng sản phẩm đó cho độc giả của mình một cách thuyết phục. Có công ty sẽ trả cho bạn thêm thù lao sau khi nhấn link, nhưng có công ty thì không (tùy thuộc vào độ nổi tiếng của bạn). Và cũng như trên, nếu như video đó nổi tiếng, lại có thể bị các SBlocker tạo phân đoạn.
Quỹ cộng đồng – donate
Kêu gọi mọi người xem donate trên một số kênh như patreon, unghotoi, hay thậm chí là ấn nút THAM GIA trên Youtube (hội viên). Họ sẽ cần phải ủng hộ hàng tháng để xem được 1 số nội dung được gắn thẻ vip, trả lời câu hỏi, tâm sự… Rất nhiều Streamer về Game đã áp dụng thành công hình thức này
- Ưu điểm: Bạn sẽ có thể nhận được một phần tiền từ người donate cho bạn.
- Nhược điểm: Không phải 100% số tiền này sẽ về tay bạn. Gặp được người xấu thì sẽ tải về nội dung vip rồi chia sẻ free thì bạn sẽ không thu được tiền nữa. Và cũng như trên, nếu video đó trở nên nổi tiếng, có thể bị các SBlocker tạo phân đoạn.
Sự kiện
Bạn có thể tổ chức một số sự kiện gặp mặt trên Zoom, và mọi người có thể trả phí để được tham gia.
- Ưu điểm: Bạn có thể muốn đặt bao nhiêu tiền cũng được, 100% doanh thu là của bạn.
- Nhược điểm: Kênh của bạn cần phải lớn mạnh, có uy tín và có nhiều fan theo dõi thì mới có thể kiếm được nhiều tiền.
Tài trợ thương hiệu
Ví dụ như kênh Youtube của bạn là kênh nói về đồ gia dụng, thì sẽ có nhiều công ty đồ gia dụng tìm đến (liên hệ) để hợp tác với bạn thực hiện các quảng cáo cho họ.
- Ưu điểm: Bạn sẽ không cần phải tìm nguồn, mà họ sẽ tự tìm đến bạn để hợp tác quảng cáo.
- Nhược điểm: Kênh của bạn phải là kênh nói về một chủ đề hoặc một lĩnh vực nhất định thì mới có thể dễ thành công. Ngoài ra các kênh lớn thường thu hút nhiều hơn kênh nhỏ.
Nội dung cấp phép
Ví dụ như bạn đi du lịch và muốn quay lại video du lịch, bạn sẽ cần xin phép bên mà bạn muốn quay. Và họ sẽ được phép sử dụng những video của bạn trong mục đích quảng cáo hoặc kinh doanh. Hoặc bạn cũng có thể bán bản quyền những đoạn của bạn cho các bên làm tin tức…
- Ưu điểm: Bạn là người có thể ra giá, 100% doanh thu là của bạn
- Nhược điểm: Nội dung của bạn cần phải có bản quyền, và nội dung đủ hay để có thể đem bán
Diễn thuyết
Nếu bạn có đủ độ nổi tiếng, thì bạn cũng có thể nhận được lời mời diễn thuyết ở 1 số các công ty, trường đại học. Ví dụ là các người nổi tiếng như anh Nguyễn Hưu Trí hoặc Huỳnh Duy Khương.
- Ưu điểm: Bạn sẽ có thể kiếm được thêm 1 nguồn thu nhập khá là tốt.
- Nhược điểm: Bạn cần phải có kinh nghiệm, có sức ảnh hưởng lớn và …. có kĩ năng thuyết trình tốt.
Cơ hội và thách thức khi chọn nghề Youtuber
Những cơ hội hấp dẫn
Ngoài các nguồn thu nhập kể trên thì bạn hoàn toàn cũng sẽ có thêm nhiều hợp đồng quảng cáo hoặc hợp tác xây dựng thương hiệu. Bạn cũng có thể quảng cáo và bán các khóa học do mình tự thiết kế cho học viên nếu kênh của bạn có nội dung trong lĩnh vực mà nhiều người hứng thú muốn học tập.
Chỉ cần thử hình dung đến một lúc nào đó, bạn đã trở nên nổi tiếng thì chữ ký của bạn cũng được tính bằng tiền với những hợp đồng lớn lên đến hàng triệu đô trong nhiều năm. Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra với các Youtuber nổi tiếng trên thế giới.
Tiền donate đến từ người xem là một nguồn thu nhập hậu hĩnh ngoài mong đợi và không có giới hạn. Chỉ cần người xem thực sự thích thú thì họ sẽ sẵn sàng tặng cho bạn nhiều tiền hoặc gửi những món quà. Có nhiều Youtuber đã nhận được những món quà vài trăm triệu đồng chỉ trong vài phút livestream là một chuyện hết sức bình thường.
Bạn cũng có thể bước chân qua chọn ngành Streamer bằng cách vừa chơi game và vừa Livestream trên Youtube. Đây cũng sẽ là một nghề được phát triển rất thịnh hành hiện nay, những clip chơi game hay được quay lại cũng thu hút rất nhiều người và họ luôn sẵn sàng donate tiền cho bạn để có thể xem nhiều hơn và học tập các kĩ năng chơi game từ bạn.
Hoặc chỉ đơn giản là vì cách nói chuyện khá hài hước, dễ thương của bạn cũng có thể mang về những lượt đăng ký rồi. Trở thành một người nổi tiếng, KOL cũng là chính một cơ hội phát triển từ Youtube. Không giống như thời gian trước đây, muốn nổi tiếng thì bắt buộc phải có bầu sô thì người ta có cơ hội, bây giờ chỉ cần bạn có tài là sẽ tỏa sáng ngay.
Những thách thức khi làm Youtuber?
Nghề Youtuber ở thời điểm hiện đại này vẫn là một nghề hái ra tiền, nhưng thật sự lại không hề đơn giản để kiếm tiền từ Youtuber. Bởi khi bạn quyết định đăng một video lên mà không có người xem nào thì ắt hẳn là bạn sẽ nản lòng rất nhanh nếu tình trạng này cứ kéo dài.
Hơn nữa, bạn cũng phải không ngừng sáng tạo để cho ra được các nội dung độc đáo, thu hút người xem. Bạn phải cạnh tranh liên tục với hàng trăm ngàn Youtuber khác, thực sự là vô cùng khốc liệt và cũng sẽ ngày càng khốc liệt. Bạn cũng phải có kiến thức về lĩnh vực bạn đang làm, phải là người có duyên ăn nói, có ngoại hình ưa nhìn hay có khiếu hài hước.
Rồi khi bạn đã là một chủ của một kênh nổi tiếng rồi thì bạn sẽ bắt đầu có các fan và antifan. Bạn sẽ cần phải đối mặt với dư luận, cuộc sống của bạn sẽ không còn là riêng tư của chính bạn nữa. Tâm lý bạn phải thật sự vững vàng nếu một ngày bạn trở nên nổi tiếng và có quá nhiều người quan tâm đến việc hiện nay bạn đang yêu ai, gia đình bạn thế nào? Từng câu nói của bạn cũng sẽ được đem ra bàn tán theo nhiều hướng tích cực hay tiêu cực khác nhau…
Lúc này, câu hỏi được đặt ra bạn là ai sẽ liên tục được lặp lại trong đầu của bạn.
Youtube – Một cơ hội kiếm tiền quá hời. Tuy nhiên hiện nay cũng đang có khá nhiều bạn trẻ bất chấp coi các hình thức trục lợi: xào nấu các video, đưa những tin giả mạo, reup (tức tải lại video của người khác đã tải lên trước) là một cách để trở thành Youtuber nhanh nhất, kiếm được nhiều tiền nhanh nhất.
Thật tình cờ khi ở giữa những xôn xao của dư luận về việc phải chăng các nhà điều hành Youtube đã “dung túng” cho những hình thức video cổ xuý có lối sống giang hồ nhưng lại mang về mức thu nhập cao? Không những thế, còn có các Youtuber tạo sự chú ý thu hút người xem bằng bạo lực, dung tục, phản cảm. Hay là những trào lưu vô bổ, bệnh hoạn như ví dụ “24 giờ tập làm… chó”, “Đốt nhà người thân”, “Cho trẻ em thi ăn chanh”. Rõ ràng đó là những nội dung xấu không lành mạnh nhưng vấn đề là hiện vẫn có rất nhiều bình luận theo dõi cổ vũ, kích động.
Hiệu ứng đám đông đã khiến cho các Youtuber quên đi giá trị thuần phong mỹ tục mà lại lao vào cám dỗ của những lượt theo dõi, lượt xem như một bầy thiêu thân đang bất chấp rằng những hiệu ứng tiêu cực trên mạng ảo sẽ gây ra những hậu quả xã hội đáng sợ.
Dù thế nào đi nữa, vẫn không thể phủ nhận Youtube là một mỏ vàng tiềm năng cho nhiều người đào, những ai kiên trì đào và không ngừng sáng tạo chắc chắn sẽ là người chiến thắng. Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về Youtuber là gì và những cơ hội của nghề này. Nếu thực sự muốn thử sức làm Youtuber thì hôm nay chính là ngày thích hợp nhất để bạn thử quay và up chiếc video đầu tiên của mình.