Tiếp thị liên kết hay còn được gọi là Affiliate Marketing là một khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong xu hướng kinh doanh trực tuyến ngày nay. Tiếp thị liên kết đang được nhiều đơn vị công ty, doanh nghiệp sử dụng như là một hình thức tăng doanh thu và lợi nhuận theo cách mới hơn, hiệu quả hơn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với bạn đọc về tiếp thị liên kết là gì và những yếu tố khác xung quanh khái niệm này.
Tiếp thị liên kết là gì?
Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) là một cách cho để các doanh nghiệp, công ty tiếp thị các mặt hàng sản phẩm, dịch vụ của mình dựa trên nền tảng Internet. Trong đó, một website sẽ đảm nhận công việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều website khác và có thể được hưởng hoa hồng từ phương thức hỗ trợ quảng bá này thông qua lượng truy cập, doanh số bán hàng hoặc là mức độ thành công của đơn hàng…
Khác với những hình thức quảng cáo trực tuyến khác, tiếp thị liên kết thường chỉ tốn phí khi các sản phẩm, dịch vụ được bán ra hay các đơn hàng được hoàn thành. Hình thức marketing này thường là từ trang thương mại điện tử lớn Amazon khi đơn vị này đồng ý chi trả hoa hồng cho những người tham gia tiếp thị sản phẩm thông qua mỗi sản phẩm mà họ bán được.
Tiếp thị liên kết chính là một mô hình quảng cáo trong đó một công ty sẽ trả tiền cho các nhà xuất bản bên thứ ba để tạo ra được lưu lượng truy cập hoặc dẫn đến các sản phẩm và các dịch vụ của công ty. Các nhà xuất bản bên thứ ba là một chi nhánh và phí hoa hồng khuyến khích họ tìm cách giúp quảng bá sản phẩm cho công ty.
Tiếp thị liên kết là một kế hoạch để tiếp thị trong đó một công ty sẽ chi trả cho các đối tác cho hoạt động kinh doanh được tạo ra từ những chiến thuật tiếp thị của đơn vị liên kết. Tiếp thị kỹ thuật số, thông qua phân tích và cookie đã làm cho việc tiếp thị liên kết trở thành một ngành công nghiệp lớn hàng tỷ đô la. Các công ty thường chi trả cho các chi nhánh theo mỗi lần bán hàng và ít thường xuyên hơn bằng hình thức tính các nhấp chuột hoặc hiển thị. Ba loại tiếp thị liên kết chính là hình thức tiếp thị liên kết không liên quan, tiếp thị liên kết liên quan và tiếp thị liên kết có tham gia.
Ví dụ về hoạt động tiếp thị liên kết của Amazon: Chương trình tiếp thị liên kết của Amazon, còn gọi là Amazon Associates, là một trong những chương trình tiếp thị liên kết lớn hàng đầu thế giới. Người sáng tạo, nhà xuất bản và người viết blog sẽ đăng ký để chia sẻ link các sản phẩm và dịch vụ của Amazon trên trang web hay ứng dụng của họ và đổi lại, nhận được khoảng tiền hoa hồng cho doanh số bán hàng các trang web của họ tạo ra. Amazon đặt ra một số tiêu chí nghiêm ngặt cho các loại trang web cùng các ứng dụng lưu trữ quảng cáo của họ.
Các loại tiếp thị liên kết
Hiện nay có ba loại tiếp thị liên kết chính, đó là: tiếp thị liên kết không liên quan, tiếp thị liên kết có liên quan và tiếp thị liên kết có tham gia.
- Tiếp thị liên kết không liên quan: Đây là một mô hình quảng cáo mà trong đó đơn vị quảng cáo liên kết sẽ không có kết nối trực tiếp đơn vị, công ty mà họ đang quảng cáo. Họ không có những kỹ năng hoặc trình độ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực mặt hàng này và không đóng vai trò là một cơ quan có thẩm quyền nhận xét công dụng mặt hàng. Đây là hình thức tiếp thị liên kết ít được phát triển nhất. Việc thiếu sự gắn bó với các khách hàng tiềm năng với sản phẩm khiến cho các đơn vị quảng cáo này sẽ không có trách nhiệm với sản phẩm giới thiệu hoặc tư vấn.
- Tiếp thị liên kết có liên quan: Như tên gọi cho thấy, tiếp thị liên kết có liên quan chính là việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của một đơn vị có sự liên kết với đơn vị cung cấp sản phẩm đó. Đơn vị tiếp thị liên kết có đủ ảnh hưởng và kiến thức chuyên môn để có thể tạo ra lưu lượng truy cập và mức độ quyền năng của họ khiến họ trở thành một đối tác đáng tin cậy. Tuy nhiên, các bên tiếp thị liên kết sẽ không đưa ra thông báo kinh doanh cụ thể nào về việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Tiếp thị liên kết có tham gia: Loại tiếp thị này là sự thiết lập một kết nối sâu hơn nữa giữa đơn vị tiếp thị liên kết và sản phẩm hoặc các dịch vụ mà họ đang quảng cáo. Họ đã hay đang sử dụng sản phẩm và tin tưởng rằng những kinh nghiệm tích cực của họ có thể chia sẻ đến cho những người khác. Kinh nghiệm của họ đồng thời là những quảng cáo những cũng đồng thời đóng vai trò là một nguồn thông tin đáng tin cậy. Mặt khác, vì họ là người đang cung cấp các đề xuất mua hàng, danh tiếng của họ có thể bị tổn hại do bất kỳ một vấn đề nào phát sinh từ đơn vị hay sản phẩm đối tác.
Các yếu tố cần thiết trong mô hình tiếp thị liên kết
Để có thể thực hiện thành công được loại hình Marketing này, cần phải có 4 đối tượng / yếu tố chính như sau:
- Nhà cung cấp sản phẩm (Advertiser): Đơn vị, doanh nghiệp cung cấp các mặt hàng sản phẩm, dịch vụ cần bán, với mong muốn có thể tối ưu và gia tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến. Họ sẽ có quyền đưa ra mức hoa hồng cụ thể cho từng các sản phẩm được bán.
- Đối tác/Cộng tác viên (Publisher): Các đơn vị, cá nhân sở hữu được một website riêng, blog hay các trang mạng xã hội có số lượng lượt truy cập cao, có thể mang về khoảng lợi nhuận cho người sở hữu khi tham gia phân phối các đường link liên kết, sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung cấp.
- Người dùng (Users): Người dùng các loại sản phẩm, dịch vụ trực tuyến đến từ nhà cung cấp thông qua hình ảnh, nội dung đăng tải ở trên các website, blog hay 1 số kênh Digital Marketing. Đây chính là đối tượng trực tiếp sẽ click vào các banner quảng cáo hay là chủ thể thực hiện hành vi mua hàng.
- Mạng Affiliate Marketing (Affiliate Network): Đây được xem như là nơi trung gian giữ nhiệm vụ kết nối giữa các đối tác (Publisher) và nhà cung cấp quảng cáo (Advertiser). Affiliate Network luôn đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật ví dụ như link quảng cáo, banner, theo dõi và đánh giá sự hiệu quả của việc quảng bá, giải quyết tranh chấp, thu tiền và hoàn thành thanh toán hoa hồng cho các bên tham gia.
Tùy vào từng mục tiêu và và hoàn cảnh cá nhân mà bạn hoàn toàn có thể trở thành một trong bốn đối tượng chủ đạo của Affiliate Marketing như trên.
Những điều cần có khi muốn tham gia thị trường Tiếp thị liên kết
Điều kiện tham gia
Tiếp thị liên kết cho phép bất kỳ ai cũng đều có thể thoải mái tham gia bất kỳ một chương trình affiliate marketing nào. Việc này là một việc hoàn toàn tự nguyện và tất nhiên chỉ cần bạn đảm bảo tuân thủ những cam kết của nhà cung cấp.
Phí đóng góp
Trong nền tảng tiếp thị liên kết, việc tham gia các chương trình affiliate marketing thì đều hoàn toàn là miễn phí. Bạn không cần phải bỏ ra thêm bất cứ một khoản phí nào khi đăng ký và trở thành thành viên.
Quá trình mua
Tiếp thị liên kết cho phép khách hàng tham gia vào hình thức tiếp thị liên kết được quyền lựa chọn mua hàng từ nhà tiếp thị hay chọn mua có thể là từ nhà cung cấp. Giá cả, xuất xứ của sản phẩm đều sẽ được công khai đăng tải rõ ràng trên website của nhà cung cấp.
Chi trả theo tầng
Affiliate marketing tại Việt Nam hay tại bất cứ quốc gia nào thì vẫn chỉ trả thưởng cho thành viên của mình theo một tầng duy nhất. Bạn sẽ không thể nào ăn hoa hồng từ bất kỳ nguồn nào khác, ngoài việc có thể trực tiếp giới thiệu khách hàng mua sản phẩm.
Offline hay Online
Affiliate marketing tại Việt Nam hay tại bất cứ đâu thì tất cả đều sẽ được tiến hành online.
Đối tượng marketing
Vì cách làm affiliate marketing chính là là kinh doanh online nên đối tượng khách hàng của bạn có thể là tất cả mọi người đến từ khắp mọi nơi thuộc các phân khúc của sản phẩm.
Pháp luật
Cách làm thị trường affiliate marketing luôn được các quốc gia, nhà cung cấp, các marketer thường xuyên khuyến khích vì đây hoàn toàn là một hình thức marketing lành mạnh và hiệu quả.
Lợi ích khi tham gia thị trường tiếp thị liên kết là gì?
Tiếp thị liên kết hiện nay đang là một hình thức marketing online phát triển cực kỳ mạnh mẽ dựa trên nền tảng phát triển của mạng Internet toàn cầu. Chỉ cần ngồi ở nhà, bạn đã có thể kiếm được tiền nhờ click chuột của người dân trên toàn thế giới. Vậy, khi tham gia thị trường tiếp thị liên kết thì bạn sẽ có cơ hội nhận được những lợi ích như sau
- Khi tham gia vào affiliate marketing, bạn sẽ không cần phải là người kinh doanh hay cung cấp sản phẩm, bạn có thể chỉ cung cấp những thông tin phân tích về hàng hóa, sản phẩm của các công ty để quảng cáo và ăn tiền hoa hồng.
- Phù hợp cho người nào chỉ sở hữu ít vốn, mới bắt đầu tham gia vào kiếm tiền online vì bạn sẽ không cần phải đầu tư kinh doanh hay mua nhiều sản phẩm.
- Thông qua quá trình thực hiện những hoạt động affiliate marketing, bạn sẽ có thể rèn được kỹ năng Digital Marketing để giúp đỡ cho những công việc kinh doanh khác.
- Tiềm năng tăng thu nhập thụ động đến một con số cực lớn nếu bạn biết cách thuê nhiều nhân viên, quản lý và mở rộng thị trường.
Do đó, nếu như có cơ hội thì việc kiếm tiền bằng tiếp thị liên kết cũng sẽ là một cách đầu tư khôn ngoan.
Quảng bá sản phẩm với tiếp thị liên kết như thế nào?
Khi kiếm tiền qua tiếp thị liên kết, bạn sẽ thực hiện quảng bá, giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp bằng cách dẫn người đọc nhấn vào một 1 đường link (URL) có chứa mã code riêng của bạn. Chỉ cần khách hàng thực hiện việc mua sản phẩm bạn giới thiệu thông qua đường link chứa mã code của bạn, bạn sẽ có thể được nhận tiền.
Ví dụ: Dưới đây là một đường link hoàn toàn bình thường dẫn đến gian hàng bán sản phẩm Iphone X tại Lazada.vn
Bạn có thể nhìn thấy rõ ràng phần khoanh đỏ chính đường dẫn của sản phẩm. Đây là đường link gốc ban đầu của sản phẩm này, nếu như khách hàng thực hiện mua hàng qua đường link gốc này thì tất nhiên bạn sẽ không có tiền thưởng hoa hồng.
Nhưng khi chúng ta có thể trực tiếp bỏ vào công cụ tạo link tiếp thị liên kết – affiliate thì khi dó những người khách hàng mua chiếc Iphone X này qua đường link bên dưới, người làm tiếp thị liên kết sẽ được hưởng hoa hồng từ Lazada – đây chính là hình thức affiliate marketing đang phát triển tại việt nam và bất cứ quốc gia nào.
Công cụ tạo link affiliate marketing là gì thì các nền tảng Network khác nhau sẽ cung cấp riêng và miễn phí cho bạn. Việc sử dụng các công cụ này cũng cực kỳ nhanh chóng, đơn giản.
Phương pháp kiếm tiền với tiếp thị liên kết cơ bản
Kiếm tiền thông qua hình thức Cost Per Action (viết tắt CPA)
Action ở đây được hiểu là hành động.
Tiếp thị liên kết sẽ giúp bạn được hưởng tiền hoa hồng chi trả cho mỗi đơn vị hành động của khách hàng. Tất nhiên, những hành động này hoàn toàn đều là do yêu cầu của nhà cung cấp sản phẩm.
Việc mà các nhà cung cấp sản phẩm yêu cầu chi trả theo hành động nào thì bạn cũng không cần quá là quan tâm, chỉ cần khách hàng thực hiện các hành động mua hàng dựa trên link của bạn là bạn có tiền về túi rồi, vậy là quá tuyệt vời.
Tất nhiên, đối với hình thức tính phí kiểu Cost per Sale bạn luôn được trả hoa hồng cao hơn bởi vì nó là điều khá khó xảy ra, nhất là khi so sánh với hình thức Cost Per Lead.
Kiếm tiền thông qua hình thức Cost Per Click (viết tắt CPC)
Nhà cung cấp sẽ thực hiện việc chi trả tiền hoa hồng cho bạn dựa vào số lượt click vào đường link có gắn công cụ tiếp thị liên kết – affiliate của riêng bạn. Tuy nhiên, hình thức này hiện tại vẫn chưa phổ biến nhiều ở affiliate marketing tại Việt Nam.
Thanh toán dựa theo hành động (pay per action) là hình thwucs mà bên thực hiện viejc chạy quảng cáo sẽ được nhận được khoảng hoa hồng dựa trên các thao tác của người dùng mạng đối với các dịch vụ quảng cáo, chẳng hạn như khi khách hàng điền vào form khảo sát, click vào đường link xem video, đăng ký thành viên, đăng kí mua hàng trước…
Kiếm tiền thông qua hình thức Cost Per Impression (viết tắt CPM)
Hay còn có một tên gọi khác là hình thức tiếp thị liên kết kiểu Cost Per 1000 Impression – chi phí cho tương đương 1000 lần hiển thị. Nhà cung cấp sẽ bắt đầu thực hiện trả tiền khi bạn tiến hành đặt quảng cáo trên blog/website của bạn và tính phí cho mỗi tài khoản của bạn dựa trên số lần hiển thị. Tuy nhiên, CPM lại rất ít gặp trong các chương trình affiliate marketing tại Việt Nam lẫn ở nước ngoài. Nhà cung cấp hiện nay vẫn thực sự thích CPS hơn rất nhiều vì nó là hình thức chắc chắn hơn, ổn định hơn cho họ.
Thanh toán theo một lượt nhấp chuột (pay per click)
Bên thực hiện giới thiệu, quảng cáo sẽ được nhận một khoảng tiền hoa hồng dựa theo số lượng lần nhấp chuột từ phía khách hàng vào nội dung quảng cáo hoặc vào các website.
Thanh toán dựa theo doanh số bán hàng (pay per sale)
Bên thực hiện các hoạt động quảng cáo sẽ được nhận hoa hồng dựa trên những đơn đặt hàng điện tử được thực hiện thành công. (khách hàng đã tiến hành đặt hàng và nhận được hàng về tay thực sự.)
Thanh toán dựa theo cài đặt ứng dụng (pay per installation)
Bên thực hiện quảng cáo sẽ có thể được nhận hoa hồng khi một ứng dụng đã được khách hàng cài đặt thành công. Đây cũng chính là một hình thức kinh doanh dễ dàng mang lại lợi nhuận khi hiện nay người dùng có nhu cầu tìm kiếm và có thể sử dụng các ứng dụng nhiều hơn là có thể tham khảo thông tin quảng cáo thông qua máy tính.
Tổng quan về tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing tại Việt Nam và thế giới
Có thể nói, hình thức Tiếp thị liên kết – Marketing Affiliate đã có mặt ở trên thế giới được một thời gian cũng khá lâu trước khi chính thức du nhập vào Việt Nam. Trong những năm gần đây, khái niệm này đã được nhắc đến nhiều nhờ vào sự phát triển vượt trội của việc mua bán, giao dịch trao đổi hàng hóa trên nền tảng trực tuyến. Và Affiliate Marketing hiện đã trở lại ở nhiều nước đang phát triển như là một xu hướng mới để quảng bá sản phẩm, dịch vụ đầy tiềm năng và có thể mang lại cho khách hàng nhiều cơ hội kinh doanh hiếm thấy cho các doanh nghiệp, kể cả cho những cá nhân không hề có trong tay đồng vốn nào.
Các chương trình tiếp thị liên kết cực kỳ nổi bật ở Mỹ có thể kể đến Amazon, Click Bank hay các nền tảng Tiếp thị liên kết nổi tiếng CJ. Còn ở Việt Nam cũng có chương trình Tiếp thị liên kết của nền tảng Lazada và Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network) ACCESSTRADE và nền tảng MasOffer.
Như vậy, hình thức tiếp thị liên kết có vẻ đang được xem là một nền tảng tối ưu để thực hiện và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh. Và nếu có, thì chúng ta nên tìm cách sử dụng nền tảng Affiliate Marketing như thế nào để bán hàng và kiếm được tiền hiệu quả? Hi vọng, bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ tiếp thị liên kết là gì và có được một cái nhìn tổng quan về nền tảng kiếm tiền đầy tiềm năng này.